Giếng trời được kiến trúc nhằm lấy ánh sáng, đón gió, tạo thông thoáng tự nhiên, đây là giải pháp không thể thiếu đối với các ngôi nhà nhỏ tại đô thị, thành phố. Tiểu cảnh giếng trời chính là mô hình tiểu cảnh nhằm trang trí, làm đẹp cho khu vực giếng trời tạo nên không gian sinh động, cuốn hút.
Vai trò của giếng trời phong thủy nhà ở:
- Về mặt kiến trúc xây dựng thì giếng trời là giải pháp giúp tăng khả năng lấy sáng, tạo sự thông thoáng từ tự nhiên thay vì quạt và điện. Nó giúp không gian có được sự giao hòa của tự nhiên, giảm sự bí bức trong kiến trúc những căn nhà khó lấy sáng từ các bên hông và hiện trở thành những thiết kế giúp tạo ra điểm nhấn ấn tượng về không gian. Chính vì vậy việc bố trí giếng trời sẽ được tính toán làm sao để đảm bảo khai thác tối đa ánh sáng, gió nhờ việc chọn vị trí cầu thang, ba mặt tường cho các không gian trong nhà từ phòng khách, bếp ăn, ngủ…
- Về mặt phong thủy giếng trời trong nhà nó có tác dụng vô cùng lớn đối với việc mang lại sự cân bằng sinh khí cho không gian giúp mang lại tài lộc, sức khỏe...
Vị trí của giếng trời trong ngôi nhà
Bố trí vị trí hay thiết kế giếng trời theo phong thủy nếu ở những căn nhà diện tích rộng như nông thông khí dễ dàng nhưng với những nhà thuộc khu vực thành phố vì toàn xây dựng nhà phố nên việc lựa chọn bố trí sẽ khó khăn hơn, đặc biệt là nhà không vuông vức.
- Giếng trời phong thủy đặt ở trung cung
Vị trí đặt giữa ngôi nhà được xem giếng trời phong thủy tốt nhất bởi về kiến trúc lấy sáng, không khí và lan tỏa nhất, về phong thủy thì nó cân bằng được năng lượng. Bởi phong thủy làm giếng trời bố trí tại trung cung (trung tâm) của mặt bằng nhà nơi được xem là thuộc hành Thổ và cân bằng với các hành khác theo 1 trong 2 nguyên tắc:
Hỏa thăng - Thủy giáng – Thổ bình hòa.
Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
Nhìn chung trong phong thủy của giếng trời thì 4 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa đều lấy Thổ làm cầu nối để có thể tăng giảm hay tương tác với nhau thông qua các yếu tố: màu sắc, kiểu dáng, vật liệu mà tạo nên một không gian cân bằng sinh khí tốt nhất cho gia chủ.
Thông thường giếng trời hợp phong thủy sẽ được đặt tại các cung tốt lành (Tài Lộc hay Thiên Mạng) và thường đặt các hướng Đông - Tây - Nam và không đặt ở vị trí hướng Bắc của ngôi nhà.
Làm giếng trời và phong thủy cho nhà méo nên đặt vào các góc méo nhọn thuộc Hành hỏa để tạo ra sự vuông vức cho không gian đúng quy luật ngũ hành Hỏa sinh Thổ.
Đối với giếng trời nhỏ, tiết kiệm diện tích có thể đặt kết hợp ô trống giữa hoặc cạnh cầu thang theo dạng góc chéo (hành Hỏa) cũng giúp không khí luân chuyển tốt Hỏa sinh Thổ và trang trí vách cầu trang thành điểm nhấn thẩm mỹ.
Nhà có bố trí cầu thang đi về 1 bên và đổi tầng hoặc cầu thang lệch có thể làm giếng trời xiên (Hỏa sinh Thổ) giúp tăng sự thông thoáng và dễ đi lại, tầm nhìn tốt.
- Giếng trời không đặt ở trung cung
Nếu như vị trí của giếng trời không đặt ở trung cung thì có thể đặt ở vị trí khác cho hợp phong thủy và mặt bằng như:
Đặt giếng trời ở góc để sửa chữa góc khuyết. Đồng thời nên kết hợp bố trí giếng trời và tiểu cảnh phong thủy giúp tạo sự cân bằng và kích hoạt luồng sinh khí tốt.
Tạo không gian hồ nước trong giếng trời như nước chảy trên tường và giảm sự nóng bức mà ánh mặt trời chiếu vào, vẫn đảm bảo cường độ ánh sáng, không gian sinh động, thoải mái hơn.
Làm giếng trời trong phong thủy ở phòng ăn (hành Mộc) nên bố trí dạng ống, thẳng có mái che để Mộc sinh Hỏa cục tốt.
Trường hợp giếng trời có vị trí cạnh phòng bếp, ăn nên dùng cây cảnh, suối nước để tạo sự tương sinh Thủy sinh Mộc. Bởi nước chảy trên tường mà có ánh sáng chiếu xuống thì thổ sẽ khắc thủy vượng, âm dương cân bằng giảm được cảm giác tối tăm và cho vận khí tốt hơn.
Giếng trời có mái đặt ở nhà thấp tầng sẽ thích hợp là nơi đặt phòng thờ vừa không bị không gian phía trên tác động vừa tiện cho việc hương khói, hấp thụ hơi nóng tốt.
Nếu đặt giếng trời bên phòng ngủ nên thiên về tính Thủy - Mộc tương sinh với màu sáng, cây cối và nước giúp không gian đẹp, thoáng mát sinh khí, tốt cho sức khỏe.