DANH MỤC CÂY CẢNH
VIDEO CLIPS
Video
Lưới che mưa nắng, ngăn côn trùng vườn rau nông nghiệp
Thi công nhà kính màng lưới trồng rau sạch
Vườn ươm cây cảnh Nghệ An
Vườn trên mái: những lợi ích mang lại
LIÊN KẾT FACEBOOK
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Kỹ Thuật - 0914 569 085

Hotline - 0986 386 446
Hôm nay: 97 | Tất cả: 555,751
TIN TỨC NỔI BẬT
Bảng báo giá dịch vụ chăm sóc cây xanh, cây cảnh
Cây kim ngân tiền phát tài quà tặng khai trương
8 tuyệt chiêu để chăm sóc cây cảnh vào mùa hè nắng gắt
Thiết kế thi công tiểu cảnh giếng trời tại Hà Tĩnh
Lưới che mưa nắng, ngăn côn trùng vườn rau nông nghiệp
Chậu nhựa ghép thông minh trồng cây rau hoa
Giá kệ sắt V lỗ trồng cây rau hoa cảnh
Thi công nhà kính màng lưới trồng rau sạch
Trồng rau mầm sạch tại nhà
Địa chỉ cung cấp và thi công thảm cỏ nhân tạo
Thảm Cỏ nhựa nhân tạo
Vẽ tranh tường quán cafe
 
CÂY CẢNH - CÂY BÓNG MÁT
 
Cây sa la- cây Ngọc Kỳ Lân-Tha la
Tin đăng ngày: 21/12/2016 - Xem: 5317
 
Cây sa la- cây Ngọc Kỳ Lân-Tha la

Tên gọi: 

Cây Sa la. Ở Việt Nam, cây Sa la còn gọi là cây Đầu lân, Hàm rồng. Giới chơi cây cảnh gọi là Ngọc kỳ lân. 

Tên khoa học là : Couroupita guianensis Mart.

Thuộc họ Lộc vừng :  Lecythidaceae, bộ Sim Myrtales; trong tiếng Anh thường gọi là Cannonball Tree. 

Xuất xứ: 

Cây Sa la là loại cây cảnh công trình nguyên sinh ở Ấn Độ; còn cây đầu lân hay hàm rồng là cây nguyên sinh ở Nam Mỹ và ngày nay cũng được đem trồng khắp nơi.

Sự nhầm lẫn lộn này bắt nguồn từ thế kỷ XVII khi người Bồ Đào Nha đem giống cây hàm rồng trồng tại nhiều nơi ở đảo Tích Lan (Sri Lanka). Từ đó, giống cây hàm rồng này được trồng tại nhiều chùa ở Tích Lan và các chùa trong vùng Đông Nam Á.

Phân bố:

 Ở miền Nam Việt nam, cây được trồng ở các chùa như Xá lợi, Vĩnh Nghiêm; ở Vương quốc Cambodia, cây được trồng trong hoàng cung...

Có một cây Sa la to ở khu du lịch Bình Qưới, Thanh Đa; gốc to tới mấy người ôm. Hoa Sa la thường được nhắc tới trong kinh Phật. Có tác giả nghiên cứu Phật giáo còn gọi Sa la là hoa Vô Ưu. 

Cây sa la ra hoa

                                                                    Hình 2: Cận cảnh cây Sa La

Hình thái :

Tán cây Sa la rậm rạp, hoa Sa la rất đẹp; những cánh hoa rất dầy, hoa nhìn cứ là lạ như là hoa của loài cây thời khủng long còn xót lại.

Khi kết trái, trái Sa la chín rất hôi, và khi nó chín nẫu và nồng nặc thì lúc ấy hạt mới đủ già để mọc thành mầm cây mới. Đó cũng là qui luật sinh diệt mà nhà Phật dùng cây Sa la để tượng trưng.

Sa la là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa Sa la ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 2-3m, quả lớn tròn to đường kính quả 15-24cm, có 200-300 hạt trong một quả. 

Đặc điểm cây Sa la:

Cây sa la được trồng làm cây biểu tượng cho Phật pháp, hioa của cây mang lại vẻ đẹp kiêu sa và linh thiêng. Người ta cũng có thể  vưa dùng làm cây cảnh trong những ngôi chùa.

Quả cây sa la có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau. Cây được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh và đau dạ dày. Nước uống làm từ các lá được sử dụng để chữa bệnh da, và Shamans (ở Nam Mỹ) đã được sử dụng ngay cả bộ phận của cây để điều trị bệnh sốt rét. Bên trong quả có thể khử trùng vết thương và lá non chữa đau răng.

Hoa cây Sa la

                                             Hình 3: Cây Sala được trồng tượng trung cho sự ngưỡng vọng

Ý nghĩa :

Cây Sa la là nơi Đức Phật sinh ra, gắn liền với Phật pháp và mang đến sự ngưỡng vọng. Trong kinh điển Phật giáo, Đức Phật đản sinh ở gốc cây sala (Shorea robusta), trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni), và nhập diệt giữa hai cây sala tại Kusinara (Câu-thi-na).

 Ngoài ra, vị Phật thuộc Trang Nghiêm kiếp là Phật Tỳ Xá Phù cũng giác ngộ dưới gốc cây sala. Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ-đề ra thì cây sala cũng được trồng tại các khuôn viên chùa chiền. Tuy nhiên, tại Sri Lanka, Thái Lan và một số quốc gia Phật giáo khác thì cây sala thường bị nhầm lẫn với cây đầu lân này, cũng như với cây vô ưu (Saraca asoca).

Do dó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây Sa la để ngưỡng vọng Thế Tôn, hướng về Thánh tích, thú hướng Niết bàn là chuyện nên làm. Quan niệm Sa la là cây “diệt pháp” và không nên trồng là hoàn toàn thiển cận và sai lạc.

Cách trồng cây sala:

-         Cây Sa la được nhân giống bằng hạt.

-         Cây đầu lân rất dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Khi trồng cây đầu lân hay cây salak thì nên bón lớp phân hữu cơ dày từ 15-20cm giúp cây mau ổn định bộ rễ.

-         Trong ba năm đầu tiên, cây có thể cao đến 3-4m, gốc có đường kính 8-10cm. Sau đó khi mà cây đầu lân phát triển thì thân cây có lớp vỏ ngoài hóa gỗ và cây bắt đầu chậm lớn, cành phân nhánh mạnh, tán lá rộng. Cây 10 năm tuổi thì bắt đầu ra hoa, học từ thân và sẽ mọc hàng loạt kín hết thân gỗ.

Chăm sóc cây sala:

-         Cây rất dễ chăm sóc, những năm đầu tiên thì nên bón phân 2 lần/năm, tưới nước thường xuyên.

-         Cây Sa la hay cây kỳ lân có hoa mang hương thơm dễ chịu nhưng trái thì rất thúi, khi bổ trái thúi ra mới lấy được hạt. Hạt phải để thúi đi mới nảy mầm lên cây.

Với quan niệm trồng cây sa la để tỏ lòng tôn kính cùng sự ngưỡng vọng, đặc biệt, cây còn mang lại ý nghĩa sâu sắc và giá trị về mặt vật chất đối với con người. Vì vậy, việc trồng cây và chăm sóc chúng là điều nên làm.

 
Cây cảnh khác:
Cây cau lùn cảnh đẹp (18/10/2023)
Cây Sao đen công trình (18/10/2023)
Cây Tùng La Hán (18/10/2023)
Cây Bằng Lăng Công Trình (2/7/2022)
Cây hoa giấy thái ngũ sắc (17/5/2022)
Cây sa la- cây Ngọc Kỳ Lân-Tha la (21/12/2016)
Cây ổi tím (21/9/2016)
GIỐNG MÍT THÁI SIÊU SỚM (21/9/2016)
Cây hoàng nam (19/9/2016)
Thiết kế và thi công sân vườn (19/9/2016)
Cây sanh bonsai (25/8/2016)
Cây ớt cay ngũ sắc. (24/6/2016)
Cây Cóc (9/6/2016)
Cây kim phát tài (22/3/2016)
Cây tường vi (22/3/2016)
Trang chủ | Giới thiệu | Cẩm nang cây cảnh | Cây cảnh | Dịch vụ | Khách hàng  
 

Cây Xanh, Cây Cảnh Nghệ An
ĐC: Làng nghề cây cảnh Kim Chi - Nghi Ân - TP Vinh
Điện thoại: 0914569085 - 0986386446 
Email: [email protected]
Website: http://caycanhnghean.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay

0914569085